Ba Mẹ Không Giỏi Tiếng Anh Giúp Con Giao Tiếp Như Thế Nào?
Ngày đăng: 20/04/2021 10:54


Thời nay, hầu hết ba mẹ đều đã có một nền tiếng Anh từ khi ngồi ghế nhà trường, ít nhiều biết sẵn một lượng từ vựng cùng các dạng cấu trúc câu rất cơ bản. Có điều, do kết quả của phương pháp học tiếng Anh từ xưa, vốn chú trọng nhiều về ngữ pháp, đọc viết mà khả năng phát âm kèm theo việc phản xạ nói yếu khiến ba mẹ không giao tiếp được với con.
Vậy giờ phải làm sao?
Trẻ em học ngôn ngữ tốt nhất chỉ khi xây dựng được một môi trường ngôn ngữ thường xuyên xung quanh trẻ. Nó giống với việc các con hình thành khả năng tiếng Việt và trẻ em ở các nước nói tiếng Anh giỏi tiếng Anh ngay từ bé.
Việc hỗ trợ con học tiếng Anh, thực chất là việc ba mẹ giúp con tạo ra môi trường ngôn ngữ xung quanh. Thất bại của ba mẹ không phải do bản thân yếu tiếng Anh, mà là chưa tạo ra môi trường ngôn ngữ đủ THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC cho con.
Vậy làm sao để tạo ra môi trường ngôn ngữ THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC với con?
Môi trường ngôn ngữ luôn tồn tại 2 phần song song:
1. Đầu vào ngôn ngữ (Input): Trẻ thâu nhận các yếu tố ngôn ngữ thông qua các giác quan kết hợp gồm nghe và nhìn.
2. Đầu ra ngôn ngữ (Output): Trẻ phản ứng ra bên ngoài bằng việc kết hợp giữa lời nói + cử chỉ + biểu cảm của mình.
__ Phương pháp tạo Input:
Bạn cần cho con tiếp xúc thường xuyên với các nguồn đầu vào nghe + nhìn. Với sự phát triển của Internet hiện nay, có vô số các nguồn đầu vào phù hợp với năng lực nghe hiểu/đọc hiểu của con. Tuy nhiên, mình đề xuất 2 nguồn Input quan trọng mà đã từng áp dụng thành công với con gái mình từ lúc bạn ý 2 tuổi đến nay:
1. Kênh Youtube tiếng Anh:
+ Dưới 3 tuổi: CocoMelon, Super Simple Songs...
+ 3-5 tuổi: Peppa Pig, Ben & Holly's little kingdom. Đây là 2 kênh mà bé nhà mình yêu nhất khi ở độ tuổi này.
+ 5-10 tuổi: Fairy Tales and Stories for Kids; STEVE AND MAGGIE; It's AumSum Time.
Nhiều phụ huynh sẽ thắc mắc là nhỡ con xem Youtube nhiều hại mắt, và lại chuyển kênh sang xem các nội dung khác thì sao? Nhà mình đã xử lý việc này bằng cách lên nguyên tắc với con trong suốt 4 năm nay:
+ Mỗi ngày con chỉ được xem Youtube đúng 30 phút, sau khi tắm xong.
+ Con chỉ được xem kênh mà ba mẹ chỉ định. Không được xem kênh khác.
Nếu con bất tuân, ngày hôm sau con không được phép xem nữa.
Tuy nhiên 30 phút mỗi ngày là không đủ để tạo ra môi trường thường xuyên. Do đó mình cho con nghe Youtube thêm 30 phút trước giờ đi ngủ hoặc lúc con rảnh rỗi. Thời gian này thì con chỉ nghe, không được xem.
2. Sách tiếng Anh có hình ảnh: ba mẹ nên đầu tư mua thêm các loại sách tiếng Anh có kèm theo hình ảnh sống động cho con. Tuỳ theo từng độ tuổi mà mua sách cho phù hợp. Lý do cần hình ảnh vì: 1/ trẻ em thích xem hình; 2/con sẽ mường tượng, suy đoán ra những từ mà con không biết khi nhìn thấy hình ảnh minh hoạ kèm theo.
Sách thì ba mẹ dành thời gian đọc cùng với con. Phần đọc này không quá khó đối với các ba mẹ có con ở trình độ mới bắt đầu.
Rõ ràng bạn không cần phải giỏi tiếng Anh hay mất quá nhiều thời gian/chi phí để giúp con tạo ra nguồn Input!
__ Phương pháp tạo Output:
Nguồn Input giúp các con hình thành ngữ liệu (từ, cụm từ, cấu trúc câu) để làm cơ sở cho Output.
Khi con dưới 5 tuổi, thực tế với vốn liếng tiếng Anh có được từ ghế nhà trường, ba mẹ vẫn có khả năng để giao tiếp được với con ở những cụm từ/mẫu câu đơn giản hàng ngày: "I like fish", "It's hot", "Brush your teeth"... Điều quan trọng là ba mẹ không được sợ bản thân mình phát âm sai, dùng ngữ pháp chưa chuẩn làm ảnh hưởng đến con. Nên nhớ mình không phải là yếu tố Input chính. Vai trò của mình chỉ khơi gợi & lắng nghe con nói. Thế là đủ! Bạn cũng không cần phải có năng lực phán xét hay sửa cho con ở giai đoạn này. Bạn có thể thấy trẻ em dùng tiếng Việt một cách ngô nghê, sai ngữ pháp... nhưng rồi các bạn ý càng hoàn thiện khi lớn lên mà không cần ai chỉnh.
Từ 5 tuổi trở lên, tình thế sẽ phức tạp vì nhiều ba mẹ sẽ không đủ năng lực để giao tiếp với con ở trình độ cao hơn. Đây là giai đoạn thử thách khi con cần người có năng lực cao hơn để thường xuyên luyện tập với mình. Nếu không tiếp tục luyện tập, con sẽ mất đi thói quen tư duy & sử dụng ngôn ngữ. Với kinh nghiệm nhà mình, giai đoạn từ 5 tuổi, mình bắt đầu cho con tiếp xúc với giáo viên nước ngoài qua tiếng Anh trực tuyến. Từ đây, giáo viên nước ngoài thay thế vai trò của ba mẹ trong việc giúp con hình thành phản xạ nói & bắt đầu chỉnh sửa cho con các yếu tố về ngữ pháp hoặc phát âm.
Tại sao mình chọn học trực tuyến thay vì đến trung tâm?
+ Thứ nhất, mình không thích phải đưa con đi lại đêm hôm vất vả.
+ Thứ hai, trung tâm chỉ học 2 buổi/tuần, theo một khung thời gian cố định, lại học lớp đông học sinh => không đảm bảo tiêu chí thường xuyên/liên tục để con output.
+ Thứ ba, mình kiểm soát được con học gì và học như thế nào khi học trực tuyến.
+ Thứ tư, mình được chọn giáo viên phù hợp với con để khơi gợi con nói.
+ Thứ năm, mình làm nghề học tiếng Anh trực tuyến nên của nhà trồng được 🙂
Là người xây dựng nền tảng học tiếng Anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài cho trẻ em, mình có một vài lưu ý như sau dành cho các con ở giai đoạn sau 5 tuổi:
+ Một là: nên học theo mô hình lớp 1-1 để tăng tần suất tương tác của con với giáo viên. Đồng thời giúp điều chỉnh được bài học theo năng lực, mức độ tiếp thu, phong cách học tập & thời gian của con.
+ Hai là: tần suất quan trọng hơn thời lượng. Con nên học từ 25-30 phút mỗi buổi là đủ; tuy nhiên nên cho con học với lịch dày hơn, tối thiểu 3 buổi/tuần. Nên nhớ nguyên tắc môi trường "THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC" ở trên.
+ Ba là: chọn những trung tâm học online có thời gian học linh hoạt. Lịch của con và cha mẹ thường bận rộn, có thể thay đổi thường xuyên hoặc đột xuất. Nếu được đặt/huỷ lịch học linh hoạt, dễ dàng thì con sẽ có thể học được vào những khung thời gian con rảnh rỗi mà không ảnh hưởng đến các lịch chính của con.
+ Bốn là: chọn học với giáo viên uy tín, ổn định cao dựa trên đánh giá của các phụ huynh khác.
Việc phối kết hợp giữa các phương pháp Input & Output nêu trên là liên tục, đan xen. Không có một phương pháp hay cách thức nào là duy nhất có thể giải quyết được vấn đề!
Lộ trình ở trên rõ ràng không yêu cầu ba mẹ phải có một khả năng ngôn ngữ cao mới có thể giúp con giỏi tiếng Anh, nhưng chắc chắn sẽ vẫn cần ba mẹ ở mấy thứ:
+ Ở giai đoạn dưới 5 tuổi, dành ra một ít thời gian cùng con, chí ít là 15 phút đọc sách tiếng Anh. Đừng nói bạn không có thời gian, mỗi ngày của mỗi người đều 24 tiếng. Chỉ là bạn coi việc nào là quan trọng để ưu tiên thôi.
+ Không tự mình phá vỡ nguyên tắc đã thiết lập với con.
+ Kiên nhẫn để có thành quả. Bạn sẽ mất khoảng 4 năm đầu tiên để có được một nền tảng tiếng Anh tốt cho con.
Chúc ba mẹ thành công!
Ba Mẹ Không Giỏi Tiếng Anh Giúp Con Giao Tiếp Như Thế Nào?
Ngày đăng: 20/04/2021 10:54


Thời nay, hầu hết ba mẹ đều đã có một nền tiếng Anh từ khi ngồi ghế nhà trường, ít nhiều biết sẵn một lượng từ vựng cùng các dạng cấu trúc câu rất cơ bản. Có điều, do kết quả của phương pháp học tiếng Anh từ xưa, vốn chú trọng nhiều về ngữ pháp, đọc viết mà khả năng phát âm kèm theo việc phản xạ nói yếu khiến ba mẹ không giao tiếp được với con.
Vậy giờ phải làm sao?
Trẻ em học ngôn ngữ tốt nhất chỉ khi xây dựng được một môi trường ngôn ngữ thường xuyên xung quanh trẻ. Nó giống với việc các con hình thành khả năng tiếng Việt và trẻ em ở các nước nói tiếng Anh giỏi tiếng Anh ngay từ bé.
Việc hỗ trợ con học tiếng Anh, thực chất là việc ba mẹ giúp con tạo ra môi trường ngôn ngữ xung quanh. Thất bại của ba mẹ không phải do bản thân yếu tiếng Anh, mà là chưa tạo ra môi trường ngôn ngữ đủ THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC cho con.
Vậy làm sao để tạo ra môi trường ngôn ngữ THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC với con?
Môi trường ngôn ngữ luôn tồn tại 2 phần song song:
1. Đầu vào ngôn ngữ (Input): Trẻ thâu nhận các yếu tố ngôn ngữ thông qua các giác quan kết hợp gồm nghe và nhìn.
2. Đầu ra ngôn ngữ (Output): Trẻ phản ứng ra bên ngoài bằng việc kết hợp giữa lời nói + cử chỉ + biểu cảm của mình.
__ Phương pháp tạo Input:
Bạn cần cho con tiếp xúc thường xuyên với các nguồn đầu vào nghe + nhìn. Với sự phát triển của Internet hiện nay, có vô số các nguồn đầu vào phù hợp với năng lực nghe hiểu/đọc hiểu của con. Tuy nhiên, mình đề xuất 2 nguồn Input quan trọng mà đã từng áp dụng thành công với con gái mình từ lúc bạn ý 2 tuổi đến nay:
1. Kênh Youtube tiếng Anh:
+ Dưới 3 tuổi: CocoMelon, Super Simple Songs...
+ 3-5 tuổi: Peppa Pig, Ben & Holly's little kingdom. Đây là 2 kênh mà bé nhà mình yêu nhất khi ở độ tuổi này.
+ 5-10 tuổi: Fairy Tales and Stories for Kids; STEVE AND MAGGIE; It's AumSum Time.
Nhiều phụ huynh sẽ thắc mắc là nhỡ con xem Youtube nhiều hại mắt, và lại chuyển kênh sang xem các nội dung khác thì sao? Nhà mình đã xử lý việc này bằng cách lên nguyên tắc với con trong suốt 4 năm nay:
+ Mỗi ngày con chỉ được xem Youtube đúng 30 phút, sau khi tắm xong.
+ Con chỉ được xem kênh mà ba mẹ chỉ định. Không được xem kênh khác.
Nếu con bất tuân, ngày hôm sau con không được phép xem nữa.
Tuy nhiên 30 phút mỗi ngày là không đủ để tạo ra môi trường thường xuyên. Do đó mình cho con nghe Youtube thêm 30 phút trước giờ đi ngủ hoặc lúc con rảnh rỗi. Thời gian này thì con chỉ nghe, không được xem.
2. Sách tiếng Anh có hình ảnh: ba mẹ nên đầu tư mua thêm các loại sách tiếng Anh có kèm theo hình ảnh sống động cho con. Tuỳ theo từng độ tuổi mà mua sách cho phù hợp. Lý do cần hình ảnh vì: 1/ trẻ em thích xem hình; 2/con sẽ mường tượng, suy đoán ra những từ mà con không biết khi nhìn thấy hình ảnh minh hoạ kèm theo.
Sách thì ba mẹ dành thời gian đọc cùng với con. Phần đọc này không quá khó đối với các ba mẹ có con ở trình độ mới bắt đầu.
Rõ ràng bạn không cần phải giỏi tiếng Anh hay mất quá nhiều thời gian/chi phí để giúp con tạo ra nguồn Input!
__ Phương pháp tạo Output:
Nguồn Input giúp các con hình thành ngữ liệu (từ, cụm từ, cấu trúc câu) để làm cơ sở cho Output.
Khi con dưới 5 tuổi, thực tế với vốn liếng tiếng Anh có được từ ghế nhà trường, ba mẹ vẫn có khả năng để giao tiếp được với con ở những cụm từ/mẫu câu đơn giản hàng ngày: "I like fish", "It's hot", "Brush your teeth"... Điều quan trọng là ba mẹ không được sợ bản thân mình phát âm sai, dùng ngữ pháp chưa chuẩn làm ảnh hưởng đến con. Nên nhớ mình không phải là yếu tố Input chính. Vai trò của mình chỉ khơi gợi & lắng nghe con nói. Thế là đủ! Bạn cũng không cần phải có năng lực phán xét hay sửa cho con ở giai đoạn này. Bạn có thể thấy trẻ em dùng tiếng Việt một cách ngô nghê, sai ngữ pháp... nhưng rồi các bạn ý càng hoàn thiện khi lớn lên mà không cần ai chỉnh.
Từ 5 tuổi trở lên, tình thế sẽ phức tạp vì nhiều ba mẹ sẽ không đủ năng lực để giao tiếp với con ở trình độ cao hơn. Đây là giai đoạn thử thách khi con cần người có năng lực cao hơn để thường xuyên luyện tập với mình. Nếu không tiếp tục luyện tập, con sẽ mất đi thói quen tư duy & sử dụng ngôn ngữ. Với kinh nghiệm nhà mình, giai đoạn từ 5 tuổi, mình bắt đầu cho con tiếp xúc với giáo viên nước ngoài qua tiếng Anh trực tuyến. Từ đây, giáo viên nước ngoài thay thế vai trò của ba mẹ trong việc giúp con hình thành phản xạ nói & bắt đầu chỉnh sửa cho con các yếu tố về ngữ pháp hoặc phát âm.
Tại sao mình chọn học trực tuyến thay vì đến trung tâm?
+ Thứ nhất, mình không thích phải đưa con đi lại đêm hôm vất vả.
+ Thứ hai, trung tâm chỉ học 2 buổi/tuần, theo một khung thời gian cố định, lại học lớp đông học sinh => không đảm bảo tiêu chí thường xuyên/liên tục để con output.
+ Thứ ba, mình kiểm soát được con học gì và học như thế nào khi học trực tuyến.
+ Thứ tư, mình được chọn giáo viên phù hợp với con để khơi gợi con nói.
+ Thứ năm, mình làm nghề học tiếng Anh trực tuyến nên của nhà trồng được 🙂
Là người xây dựng nền tảng học tiếng Anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài cho trẻ em, mình có một vài lưu ý như sau dành cho các con ở giai đoạn sau 5 tuổi:
+ Một là: nên học theo mô hình lớp 1-1 để tăng tần suất tương tác của con với giáo viên. Đồng thời giúp điều chỉnh được bài học theo năng lực, mức độ tiếp thu, phong cách học tập & thời gian của con.
+ Hai là: tần suất quan trọng hơn thời lượng. Con nên học từ 25-30 phút mỗi buổi là đủ; tuy nhiên nên cho con học với lịch dày hơn, tối thiểu 3 buổi/tuần. Nên nhớ nguyên tắc môi trường "THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC" ở trên.
+ Ba là: chọn những trung tâm học online có thời gian học linh hoạt. Lịch của con và cha mẹ thường bận rộn, có thể thay đổi thường xuyên hoặc đột xuất. Nếu được đặt/huỷ lịch học linh hoạt, dễ dàng thì con sẽ có thể học được vào những khung thời gian con rảnh rỗi mà không ảnh hưởng đến các lịch chính của con.
+ Bốn là: chọn học với giáo viên uy tín, ổn định cao dựa trên đánh giá của các phụ huynh khác.
Việc phối kết hợp giữa các phương pháp Input & Output nêu trên là liên tục, đan xen. Không có một phương pháp hay cách thức nào là duy nhất có thể giải quyết được vấn đề!
Lộ trình ở trên rõ ràng không yêu cầu ba mẹ phải có một khả năng ngôn ngữ cao mới có thể giúp con giỏi tiếng Anh, nhưng chắc chắn sẽ vẫn cần ba mẹ ở mấy thứ:
+ Ở giai đoạn dưới 5 tuổi, dành ra một ít thời gian cùng con, chí ít là 15 phút đọc sách tiếng Anh. Đừng nói bạn không có thời gian, mỗi ngày của mỗi người đều 24 tiếng. Chỉ là bạn coi việc nào là quan trọng để ưu tiên thôi.
+ Không tự mình phá vỡ nguyên tắc đã thiết lập với con.
+ Kiên nhẫn để có thành quả. Bạn sẽ mất khoảng 4 năm đầu tiên để có được một nền tảng tiếng Anh tốt cho con.
Chúc ba mẹ thành công!
Tặng suất học thử
trị giá 300.000 VNĐ
Đăng ký ngay
Mừng ngày Nhà giáo:
học bổng tới 45%, tặng khoá Tăng cường giao tiếp
Mừng ngày Nhà giáo: học bổng
tới 45%, tặng khoá Tăng cường giao tiếp